Kinh nghiệm làm móng nhà và những điều cần lưu ý

theo-doi-kientructoam
Kinh nghiệm làm móng nhà đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang tới một kết cấu bền vững cho căn nhà của bạn, vì móng là nền tảng chống đỡ của một căn nhà và quyết định sự vững chắc của ngôi nhà đó. Chọn loại móng nông hay sâu là thích hợp? Quy trình làm móng nhà như thế nào ?
 
Để xây dựng một ngôi nhà bền vững chắc chắn phần móng phải được xây dựng rất kỹ càng. Tuy nhiên, liệu có cần thiết phải dốc toàn bộ tiền vào xây dựng một cái móng thật tốt?
 
Kinh nghiệm làm móng nhà chuẩn nhất
Kinh nghiệm làm móng nhà chuẩn nhất

Hướng dẫn làm móng nhà chuẩn nhất

Đâu là cách xây dựng phần móng ? Chúng tôi xin giới thiệu với bạn một vài kinh nghiệm sau đây khi xây dựng phần móng nhà:
Trong xây dựng nhà không có loại móng là tốt nhất. Chỉ có loại móng phù hợp nhất. Để chọn phương án phù hợp với ngôi nhà của bạn thì người kỹ sư sẽ dựa trên nền tảng mảnh đất của bạn là loại đất nào. Chẳng hạn như nếu bạn có khu đất bằng phẳng thì nhà thầu sẽ đổ móng băng. Hoặc nếu khu đất của bạn là đất yếu nhà thầu sẽ gia cố bằng cọc bê tông. ..
Tiếp theo tuỳ thuộc vào khoảng diện tích và số lượng mỗi tầng. .. mà đơn vị thi công sẽ bổ sung móng, và cọc có thể dùng loại thép lớn hay bé khác nhau miễn sao căn nhà bạn có thể chịu lực thật tốt. Do đó, đừng so bì với nhà hàng xóm. Đôi khi nhiều quá hay lớn hơn sẽ làm phí phạm chứ không thật sự giúp bảo vệ ngôi nhà bạn vững chắc hơn nữa. Nên nhớ, cái tốt nhất phải là thứ phù hợp nhất. Vì thế, hãy tin tưởng vào đơn vị thi công vì họ đã có sự tính toán phù hợp trước khi đưa đến những phương án cho bạn.
Với một vài ngôi nhà sau khi xây dựng hoàn thành sẽ có một số vết rạn nứt nhẹ. Điều này có phải là đổ móng? Câu trả lời là không. Với một số vết rạn nứt nhỏ li ti giống như chỉ chạy dọc tường phần lớn là do khi thi công phần bảo dưỡng tưới nước khi đắp tường không đủ tốt, hay tỉ lệ pha trộn xi măng cát không đạt tỷ lệ cũng tạo ra tác động. .. Do đó, cũng không nên đổ hết các lỗi lên móng mà lại hại móng nhà đấy!
 
Nếu bạn có những thắc mắc về những kinh nghiệm xây dựng ta có thể tham khảo trong bài viết này

Móng nhà là gì ?

Móng nhà là phần kết cấu quan trọng đối với việc xây dựng công trình và được xây dựng ở dưới đáy của một công trình thi công. Có chức năng giúp đàm bảo một cách chắc chắn sự an toàn cho công trình. Vì vậy việc thi công và thiết kế móng nhà là vô cùng quan trọng đối với việc quyết định tuổi thọ lâu dài và độ vững chắc của công trình.
 
Chọn cách làm móng nhà phù hợp và đúng kỹ thuật mang về một công trình đẹp và bền vững

Các loại móng nhà

Móng đơn

Mống đơn còn hay được gọi là móng cốc, móng đơn đặt riêng rẽ mỗi cột, có thể xếp thành một cụm cột gần nhau có nhiệm vụ về việc chịu lực. Móng đơn còn được dùng trong công trình xây dựng có tải trong nhỏ, hay được sử dụng thiết kế và xây dựng nhà cấp 4.

Móng bằng

Móng băng được phân làm hai loại. Mống băng độc lập thông thường sẽ to hơn có nhiệm vụ đối với việc chịu lực của công trình. Móng băng dải dài nối nhau sẽ nhỏ hơn đối với việc chịu tải cho toàn công trình nên loại này sẽ được sử dụng ít hơn. Chức năng của móng băng là làm giảm áp lực xuống đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lực của toàn bộ công trình đối với nền đất bên dưới

Móng bè

Móng bè là loại móng nông có hình dạng nằm sâu bên dưới bề mặt công trình, nó còn có chức năng tải trọng công trình vào nền đất có sức nén yếu, có thể chịu được sức ép lớn đảm bảo an toàn cùng sự vững chắc của công trình.
 
Móng bè con thoi ở công trình Dinh Thự 4 tầng tải trọng hơn 3000 tấn trên nền đất đỏ bazan do Kiến Trúc Hoàng Gia thi công từ năm 2019

Móng cọc

Móng cọc là loại móng sâu và có tính bền vững hàng đầu, thích hợp cho những công trình quy mô lớn. Móng cọc có đặc điểm truyền tải trọng của công trình xuồng lớp đất sâu và dưới lớp sỏi đá cứng sẽ làm gia tăng khả năng chịu tải trọng của công trình đang thi công. Đây là loại móng có chi phí cao.

Chọn độ sâu móng

Móng công trình vô cùng quan trọng đối với viêc quyết định độ bền vững và tuổi của một công trình sau này. Vì vậy cần phải biết chọn độ sâu hố móng chuẩn xác nhằm mang tới độ hiệu quả cao nhất khi thiết kế thi công.
 
Có hai loại móng để thi công là móng sâu và móng nông tuỳ thuộc theo mỗi loại móng người ta có cách tính toán đối với mỗi móng khác nhau.
 
Móng sâu được sử dụng đối với các công trình có tải trọng nặng để chịu lực tốt nhằm tạo độ vững chắc và tạo sự an toàn đối với các phần phía trên của công trình. Độ sâu của móng không được nhỏ hơn 1/5 của công trình và phải tuỳ thuộc theo điều kiện địa hình và địa chất mà quyết định chọn chiều sâu hố móng, với đất bùn hay đất có nước ta thường lựa chọn móng sâu hơn công trình nhằm tạo độ chắc chắn và an toàn.
 
Móng nông được thi công đơn giản và hay được xây dựng ở những công trình trung bình hoặc nhỏ. Chiều sâu chôn móng từ 0. 5-3 M (Không được nhỏ hơn 0.5).

Cách làm móng nhà trên nền đất yếu

Làm móng nhà trên nền đất yếu như ao, hồ hoặc đất ruộng thì cần phải tăng chiều sâu móng và tăng kích thước móng, đối với móng đơn và móng bè, kể cả móng cọc, Một trong các cách làm móng nhà an toàn và hiệu quả là thi công móng cọc sẽ thích hợp nhất, tuy nhiên sẽ tốn kém nhiều chi phí
 
Thực tế ở các vùng đất yếu như đồng bằng sông Cửu Long, người ta có cách làm móng nhà phối hợp giữa đóng cừ tràm bên dưới, và cách thi công móng nông là móng băng hoặc móng đơn và móng bè như thông thường, cũng mang lại hiệu quả cao đồng thời chi phí thấp hơn đóng cọc bê tông.
 
Móng cọc rất thích hợp với nơi có nền đất yếu

Đào hố móng

Việc giải phóng mặt bằng bao gồm kiểm tra nền đất, xác định vị trí móng và đào móng nhà. Những cộng đoạn chuẩn bị quan trọng giúp việc thi công móng công trình có kết quả tốt nhất. Tuỳ theo nền đất và cấu trúc địa lý mà việc đào móng nhà có thể tiến hành theo những quy trình khác nhau. Nhưng những bước sau rất quan trọng và cần thiết phải thực hiện theo gồm:

Giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng được phân làm 2 loại gồm mặt bằng trên nền đất mới và mặt bằng công trình cũ.
 
Nếu mặt bằng trên nền đất trống không xây dựng bất cứ công trình nào bạn cần kiểm tra nền đất ấy là loại đất gì? Là đất cứng hay đất yếu rồi xác định độ sâu nền móng cần đào.
 
Nếu trên nền đất có nhiều vật cản như cây cỏ, đất đá hay các loại chứng ngại vật khác cần don dẹp sạch sẽ trước khi tiến hành đào móng.
 
Nếu mặt bằng trên nền công trình cũ thì quá trình giải phóng mặt bằng phức tạp hơn. Phải tiến hành thi công dỡ phần công trình cũ. Dùng những phương tiện cơ giới chuyên dụng tiến hành tháo dỡ và đào bỏ các vật liệu công trình cũ. Sau đó xác định vị trí nền móng mới rồi tiến hành đào móng.

Chuẩn bị máy móc và nhân công

Về máy móc thì thường là máy đào nhà, máy xúc hay máy ủi. Để giải phóng mặt bằng trên nhiều khu vực và địa hình khác nhau. Tuỳ theo công trình mà bạn sẽ chọn loại máy có công suất và kích thước khác nhau.
 
Nhân công thì cũng tuỳ công trình, tuy nhiên trung bình khoảng 2 – 4 người. Nếu là nền đất mới và khoảng 4 đến 6 người nếu là nền đất cũ. Nhiều khu vực nhỏ hẹp không đưa máy móc vô được thì số lượng nhân công sẽ cao hơn nhiều.
 
Để đảm bảo tiến độ việc giải phóng mặt bằng nên chuẩn bị kĩ bước này. Để các công đoạn sau được tiến hành theo đúng thời gian xây dựng.

Chọn đơn vị thi công đào móng

Đây là bước quan trọng nhất. Có thể chọn một đơn vị thi công uy tín để làm việc này, bởi vì nếu bạn chọn phải đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm sẽ tác động đến cả công trình. Thông thường, có nhiều loại đất xây dựng hay gặp gồm: đất trộn cát, đất cát, đất thịt, đất sét, đất thịt và đất sỏi. Tuỳ thuộc theo mỗi loại đất mà độ sâu cần đào sẽ khác nhau. Độ sâu và kích thước hố đào sẽ được tính toán và thể hiện rõ bên trong bản vẽ thi công.

Hố đào của móng băng

Đơn vị đào móng cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật công trình và một vài lưu ý nhỏ về đào hố móng cần chú ý:
 
Thông thường nên sử dụng kiểu máy đào đất kiểu 1 gầu xúc sẽ không làm cấu trúc của lớp đất làm móng bị hư hại.
 
Chừa thêm một lớp đất mỏng nhằm hạn chế sự xâm nhập gây ăn mòn của môi trường xung quanh.
 
Trường hợp nhà thầu phải thi công vách đứng thì phải tiến hành gia cường chắc chắn vị trí hố đào. Nếu gặp các bất lợi về việc thi công hố móng, nhà thầu không thẻ làm được việc này thì cần thi công càng sớm càng tốt.

Quy trình làm móng nhà:

quy-trinh-lam-mong-xay-dung-nha
quy-trinh-lam-mong-xay-dung-nha
1. Chuẩn bị: Ở khâu chuẩn bị, ta cần phác hoạ và định hình bản vẽ. Dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc và sắp xếp nhân công
 
2. Đóng cọc và đào hố móng:
 
Đối với móng cọc xác định vị trí đóng cọc và dựa theo hồ sơ thiết kế mà xác định kích thước và khoảng cách giữa các cọc. Khi đóng cọc phải chú ý độ sụt của đất. Đào hố với móng nông, cần chú ý độ sâu và đường kính của móng mới đỡ được toàn bộ công trình. Nếu thi công trong điều kiện thời tiết mưa nhiều sau khi đào phải rút bớt nước rồi phơi khô ráo trước khi bước vào công đoạn tiếp theo.
 
3. Đổ bê tông lót móng có vai trò ngăn chặn sự thoát nước của bê tông phía trên và làm phẳng bề mặt hố nên hạn chế được sự biến dạng của đất.
 
4. Lắp ghép cốp pha, đối với một vài trường hợp có thể dùng cốp pha bằng gạch chi phí sẽ cao hơn chút tuy nhiên rút được thời gian thi công
 
5. Đổ bê tông móng: Lưu ý ở bước này cần phải chú ý làm khô ráo phần móng nếu có nước đọng hoặc làm sạch sẽ nếu bẩn. Trộn cát, đá, xi măng và nước với tỷ lệ phù hợp không loãng quá hay sệt quá.
 
6. Tháo cốt tông: Sau 1-2 ngày nếu thời tiết thuận tiện và thấy móng đã cứng trở lại thì bạn có thể tiến hành tháo.
 
7. Bảo dưỡng và giữ ẩm: Không giẫm lên hoặc có những tác động mạnh khi khối bê tông chưa đủ cứng và dưỡng ẩm bằng cách tưới nước đều đặn giúp bê tông có độ cứng tốt nhất.
 
8. Kiểm tra giám sát của chủ nhà
 
Chủ nhà cũng cần theo sát quá trình thi công dù có bận như thế nào đi chăng nữa, vì thi công phần móng quyết định trực tiếp độ bền vững của căn nhà. Kiển soát nhằm chắc chắn đơn vj thi công đã làm đúng quy trình kỹ thuật, và thi công nhanh nhằm đảm bảo tiến độ thi công đúng hạn, tránh tình trạng chậm tiến độ thi công hoặc gây ra sụt lún công trình.

Hà Văn Thuật

0962682434

Hỗ trợ quý khách 24/7

All in one
Liên hệ